Home Blogs [Cập Nhật] Tiến độ dự án xây cầu Cần Giờ năm 2021

[Cập Nhật] Tiến độ dự án xây cầu Cần Giờ năm 2021

by Nguyễn Anh Trung

Cầu nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM khởi công vào năm 2022, kinh phí xây dựng hơn 5.300 tỷ đồng, hoàn thành sau 3 năm.

Cần Giờ là địa phương có nguồn tài nguyên phong phú, vừa có Rừng, vừa có Biển. Bao nhiêu năm nay Cần Giờ việc di chuyển của người dân địa phương với Thành phố là qua phà Bình Khánh. Việc xây cầu Cần Giờ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch , đánh thức vùng tiềm năng của Cần Giờ.

Theo đó hàng loạt dự án Tỷ Đô sẽ được đổ xuống Cần Giờ, biến Cần Giờ trở thành đô thị nghĩ dưỡng số 1 Việt Nam.

1. THI TUYỂN Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẦU CẦN GIỜ

Hồi tháng 9-2015, Công ty Cổ Phần Đô Thị Du Lịch Cần Giờ đề xuất xây cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh. Tuy nhiên, vị trí xây cầu mà nhà đầu tư đề xuất không nằm trong quy hoạch giao thông nên TP phải chờ lấy ý kiến các sở, ngành rồi trình Thủ tướng xem xét.

Hiện tại, việc kết nối với Cần Giờ đang bị hạn chế bởi việc di chuyển tới huyện đảo này đều phải thông qua phà

Tháng 8-2016 Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, giao Bộ GTVT rà soát, bổ sung dự án xây cầu Cần Giờ vào Quy hoạch phát triển GTVT TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.

UBND TP.HCM sau đó giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì tổ chức cuộc tuyển chọn phương án thiết kế cầu Cần Giờ nhằm tìm kiếm ý tưởng kiến trúc.

Cầu Cần Giờ thay thế cho phà Bình Khánh, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế huyện Cần Giờ

Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc về Cầu Cần Giờ

2. THÀNH PHỐ CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY CẦU CẦN GIỜ

Sáng 19-4 sau gần 1 năm tổ chức tuyển chọn, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP HCM tổ chức lễ công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ – cầu nối giữa 2 huyện Cần Giờ và Nhà Bè (TP HCM)

Phối cảnh cầu Giờ hình cây đước với trụ tháp cao 230m

Theo phương án này, cầu Cần Giờ được thiết kế theo dạng cầu dây văng một trụ tháp, lan can cầu có hình tượng sóng biển, với các trụ đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu.

Cầu Cần Giờ dài hơn 3km, với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m. Cầu sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối khu Nam thành phố với huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực, phá thế độc đạo của phà Bình Khánh.

Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Cầu Cần Giờ khởi công chắc chắc giá đất sẽ tăng, Để tránh mua đất giá quá cao anh/chị hãy nên tham khảo  kinh nghiệm mua đất Cần Giờ để mua đất đúng giá và không dính quy hoạch

2. VỊ TRÍ XÂY CẦU

Cầu có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).

Vị trí xây dựng cầu cần giờ

Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ. Sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220 KV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.

4. THÔNG TIN TỔNG QUAN DỰ ÁN XÂY CẦU CẦN GIỜ 

  • Thông số cơ bản: Nằm trên tuyến đường 7,4km, cầu Cần Giờ dài 3,4km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m
  • Số vốn đầu tư: Tổng số vốn lên đến 5.300 tỷ đồng

Hình thức đầu tư: Dự án được UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng – chuyển giao)

Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài cây cầu và đường nối là 7,41km

Thiết kế xây cầu: Cần Giờ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ). Cầu có lan can hình sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua. Công trình cũng có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật về đêm.

Xem ngay thông tin mới nhất về  cầu Cần Giờ ấn định ngày khởi công

5. Ý NGHĨA XÂY CẦU CẦN GIỜ

Chủ trương của Thành Phố là phát triển du lịch về phía biển, mở ra hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như thay đổi diện mạo huyện Cần Giờ.

Thúc đẩy Cần Giờ phát triển về hướng du lịch nghĩ dưỡng sinh thái

Cầu Cần Giờ là công trình hiện đại mang ý nghĩa biểu tượng độc đáo, gắn với huyện Cần Giờ. Chiếc cầu nối khu Nam Thành Phố với huyện Cần Giờ mở đường cho giai đoạn phát triển về phía biển và cũng là biểu tượng cho giai đoạn phát triển mới của thành phố.

6. CẦU CẦN GIỜ SẼ KHỞI CÔNG TRONG NĂM 2021?

Thành phố đang khẩn trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để triển khai dự án xây cầu Cần Giờ càng sớm càng tốt. Trong năm 2021, những thông số quan trọng của dự án sẽ được hoàn thành để Thành Phố kêu gọi đầu tư.

Dự án làm cầu Cần Giờ được người dân trong huyện và cả Thành Phố nóng lòng chờ đợi, Đây chính là thời điểm thích hợp để Anh/Chị đầu tư.

Một khi Cầu và dự án Lấn Biển (10 tỷ usd) khởi công thì anh/chị sẽ rất khó kiếm được miếng đất ưng ý.

Theo đánh giá tình hình thì khả năng Dự Án Lấn Biển sẽ được triển khai trước vì thời gian triển khai dự án 11 năm và việc triển khai dự án lấn biển Cần Giờ không liên quan đến giao thông đường bộ nhiều, chủ yếu là đi bằng đường thủy.

7. CUỐI QUÝ 1-2022 SẼ KHỞI CÔNG XÂY CẦU CẦN GIỜ

Dự kiến đầu năm 2022 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, đến cuối quý I-2022 sẽ khởi công xây dựng dự án cầu Cần Giờ.

Đó là thông tin được ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin trong buổi tiếp xúc cử tri giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 2 với cử tri huyện Cần Giờ, chiều 22-6.

Nnếu việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án cầu Cần Giờ dự kiến đầu năm 2022 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Đến cuối Quý I-2022 sẽ khởi công dự án và sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, hoặc đầu năm 2026.

Trước đây, chủ đầu tư đề xuất làm dự án theo một trong hai phương thức là hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) hoặc BT. Theo dự kiến, khoảng tháng 9 hoặc tháng 10-2021 sẽ khởi công dự án cầu Cần Giờ và cuối năm 2024 sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), lại bỏ loại hình hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) ra khỏi danh mục hợp đồng các dự án thuộc phương thức đầu tư PPP. Do đó, TP phải lùi lại việc lựa chọn nhà đầu tư, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành dự án như đã nêu trên.

Nguồn: https://trungcangio.com/

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment